Vật phẩm công giáo Gratia

Ý nghĩa Mùa Chay trong tín ngưỡng Công giáo

20 tháng 03 2024
MAI VÀNG RỒNG VIỆT

Tổ chức mùa Chay chắc hẳn không còn quá xa lạ với những người theo đạo Kitô Giáo. Vậy ý nghĩa mùa Chay là gì? Người Công giáo sẽ tiến hành các hoạt động nào trong thời gian này? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Gratia nhé! 

1. Mùa Chay là gì?

Mùa Chay (tiếng Latinh là Quadragesima; tiếng Anh là Lent) còn có tên gọi khác là mùa Bốn mươi. Mùa chay là mùa phụng vụ quan trọng của nhiều hệ phái trong Kitô Giáo. Đây là thời điểm cho các tín hữu thực hành những việc từ thiện, bác ái, hãm mình, cầu nguyện, ăn năn và sám hối những tội lỗi đã mắc phải. 


Mùa Chay là mùa phụng vụ quan trọng của nhiều hệ phái trong Kitô Giáo

2. Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày?

Mùa Chay diễn ra trong vòng 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước chiều thứ Năm Tuần Thánh (lễ Tiệc Ly).

>>>> XEM THÊM: Mùa Chay 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào?

3. Ý nghĩa Mùa Chay

Sự hy sinh và hãm mình trong Mùa Chay là hành động quy hướng về Thiên Chúa để tôn vinh Ngài. Chính vì thế trong các Mùa Chay trước đây, Hội Thánh sẽ nhấn mạnh để sự hy sinh cao cả này. 

Hiện nay, Mùa Chay được xem là thời khắc để gợi nhớ, nhắc lại và khắc sâu ý nghĩa của hành động đó. Đồng thời, việc này cũng giúp các tín đồ Kitô Giáo quy hướng về tha nhân, sống bác ái tính huynh đệ và giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. 

Như vậy, ý nghĩa Mùa Chay đối với mọi Kitô hữu cụ thể như sau:

  • Là thời gian để chuyên tâm cầu nguyện, giữ chay tịnh, thi hành việc thiện. 

  • Là thời kỳ để các tín đồ chuẩn bị trực tiếp cho việc lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Phục Sinh.

  • Là thời kỳ sám hối và đền tội để xứng đáng được tha thứ và hòa giải. 


Một trong những ý nghĩa của Mùa Chay là sám hối và nhận tội để xứng đáng lãnh hòa giải của Chúa

4. Những lý tưởng chính được thực hành trong Mùa Chay

40 ngày của Mùa Chay là thời kỳ chuẩn bị cho các tín hữu sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa, đón nhận cái chết và chào mừng ngày Phục sinh của Ngài. Vì vậy, có 3 lý tưởng chính được thực hành để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa Mùa Chay, đó là Thánh Giá, Cầu nguyện và Ăn chay, chia sẻ. 

4.1 Thánh Giá

Vào mỗi Mùa Chay, các tín hữu không thể quên việc nhìn lên Thánh Giá để luôn ghi nhớ ý nghĩa hùng hồn mà Thánh giá muốn nói với chúng ta. Đây là cách để Giáo dân nhớ lại những biến cố đã xảy ra, đồng thời đón nhận những bài học mới trong thời đại ngày nay. Thánh Giá giống như Chúa Giê-su đưa ra lời thúc giục mạnh mẽ, khuyên răn mọi người ăn năn sám hối và thay đổi cuộc đời. 


Thánh Giá của Chúa cũng là lời thúc giục mạnh mẽ chúng ta ăn năn hối lỗi và thay đổi cuộc đời

4.2 Cầu nguyện

Cầu nguyện là lý tưởng không thể thiếu, góp phần biểu hiện trọn vẹn ý nghĩa Mùa Chay. Trong Mùa Chay, chúng ta nên tìm thời gian và địa điểm thích hợp để cầu nguyện, cố gắng để cầu nguyện. Chỉ có cầu nguyện và tiếp xúc với Thiên Chúa, ta mới có cơ hội thay đổi cuộc sống mình. 

Ngoài ra, cầu nguyện cũng giúp giáo dục lương tâm con người. Để lương tâm mình trong sạch, Hội Thánh cũng nhắc nhở Giáo dân phải xưng tội trong Mùa Chay, sống mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu.


Cầu nguyện là lý tưởng không thể thiếu, góp phần biểu hiện trọn vẹn ý nghĩa Mùa Chay

4.3 Ăn chay, chia sẻ

Ăn chay, bố thí và làm phúc là những phương thế có liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn, hối cải. Cách ăn chay của người Công giáo không chỉ dừng lại ở việc ngừng ăn, bớt ăn, mà còn là sẵn sàng từ chối việc ăn uống, chiến thắng chính đòi hỏi của bản thân. Còn làm phúc là việc bạn sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ người khác, nhất là những ai trong hoàn cảnh khối cùng, thiết thốn. 

Vào Mùa Chay, các tín hữu thường được nghe rằng: “Đây là ngày Chúa cứu độ, là lúc Chúa thi ân”. Vì vậy, Giáo dân thường tận dụng cơ hội này để sám hối và làm việc thiện. 


Ăn chay cũng là một lý tưởng mà các Giáo dân cần thực hành trong Mùa Chay 

5. Ý nghĩa phụng sự Thứ tư Lễ Tro

Việc phụng sự Thứ tư Lễ Tro là lý tưởng không thể thiếu trong việc hoàn thiện ý nghĩa Mùa Chay đối với mỗi tín hữu của Kitô Giáo. Từ ngàn đời xưa, “tro” đã mang ý nghĩa nhắc nhớ mọi người về lẽ sống. “Tro” cũng tượng trưng cho đời sống khiêm nhường và sự thống hối ăn năn. Chính vì thế, phục vụ ngày Thứ tư Lễ Tro giúp các tín hữu có nhận thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. 

Cụ thể, vào mỗi Thứ tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro để gạch dấu Thánh Giá lên trán của mình và từng Giáo hữu. Khi nhận tro rải lên đầu, tín hữu sẽ được nhắc nhớ rằng “Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về với tro bụi”.


Vào mỗi Thứ tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro để gạch dấu Thánh Giá lên trán của mình và từng Giáo hữu

Bài viết trên đã chia sẻ khái niệm, ý nghĩa Mùa Chay. Đây là thời điểm phụng vụ quan trọng, nhắc nhớ mọi người về lẽ sống cũng như mục đích của việc hy sinh hãm mình. Mong rằng các tín hữu đã có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc gì hay có nhu cầu mua các vật phẩm Công giáo phục vụ Mùa Chay, hãy liên hệ tới Gratia để được tư vấn và hỗ trợ. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

Chia sẻ:
Viết bình luận của bạn

Tin liên quan