Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện thiêng liêng của Kitô giáo, đồng thời là biểu tượng của sự tôn kính và sự giao tiếp thân tình với Thiên Chúa. Kinh Lạy Cha được ban cho từ chính miệng Chúa Giêsu khi Ngài dạy học các môn đệ cách cầu nguyện, đây còn là cầu nối cho mọi tâm hồn tìm đến sự an bình và ân sủng của Thiên Chúa. Hãy cùng Gratia tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết!
1. Nguồn gốc của Kinh Lạy Cha
Kinh Lạy Cha là lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy cho các tông đồ cầu nguyện, được ghi lại trong hai Tin Mừng (Mt 6, 9-13 và Lc 11, 2-4). Chúng ta thường đọc lời kinh này từ Tin Mừng của Thánh Matthêu, bao gồm bảy lời cầu xin và được chia làm hai phần chính.
-
Phần thứ nhất: Ba lời nguyện đầu tiên hướng về Thiên Chúa.
-
Phần thứ hai: Bốn lời cầu xin sau dành cho những nhu cầu của con người, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Kinh Lạy Cha là lời kinh chính Chúa Giêsu đã dạy cho các tông đồ cầu nguyện
2. Kinh Lạy Cha - Bản tiếng Việt
Dưới đây là bản tiếng Việt của Kinh Lạy Cha - lời kinh mang sự trìu mến và tâm tình sâu lắng, giúp tâm hồn được thanh tịnh và an vui:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.”
>>>> XEM THÊM: Hướng dẫn lần hạt và đọc Kinh Mân Côi (có lời đọc)
3. Kinh Lạy Cha - Bản tiếng Anh
Dưới đây là bản tiếng Anh của Kinh Lạy Cha, giúp các tin hữu khám phá sâu sắc và ý nghĩa thiêng liêng của Kinh Lạy Cha trong bản dịch này:
“Our Father, who art in heaven, hallowed be Thy name; Thy kingdom come, Thy will be done on earth as it is in heaven.
Give us this day our daily bread; and forgive us our trespasses as we forgive those who trespass against us; and lead us not into temptation,but deliver us from evil. Amen.”
4. Kinh Lạy Cha - Lời kinh tuyệt vời
Lời Kinh Lạy Cha là một trong những lời kinh tuyệt vời nhất của Kitô giáo, chứa đựng những lời cầu nguyện sâu sắc và ý nghĩa. Dưới đây là phân tích các phần của lời kinh này:
4.1. Lạy Cha chúng con ở trên trời
Đây là lời xưng tụng Thiên Chúa, đồng thời cũng nói lên niềm hạnh phúc của chúng ta khi được gọi Thiên Chúa là Cha. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta biết rằng Cha của chúng ta là Đấng ngự trên trời. Thánh Phaolô xác định rõ ràng điều này: “Anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8:15).
Lạy Cha chúng con ở trên trời là lời xưng tụng Thiên Chúa
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Sự tích Chúa Giêsu? Tiểu sử cuộc đời của Chúa Giêsu
4.2. Chúng con nguyện danh cha cả sáng
Đây là lời cầu thứ nhất, nhắc nhở chúng ta về bổn phận và trách nhiệm đối với Thiên Chúa, Đấng chí thánh và hằng hữu. Trong Cựu Ước, tên của Thiên Chúa là chí thánh. Khi chúng ta cầu xin cho “Danh Cha cả sáng” là mong muốn Danh Thánh Ngài được tôn thờ và kính mến đúng mức, nhận biết Ngài là Đấng tạo dựng và cai quản vũ trụ.
Khi cầu xin cho “Danh Cha cả sáng” là mong muốn Danh Thánh Ngài được tôn thờ và kính mến
4.3. Nước Cha trị đến
“Nước Thiên Chúa hay Nước Cha” là một thực tại đang hình thành và chưa hoàn tất, là hoạt động của Thần Khí Thiên Chúa trong thế giới. Chúng ta cầu nguyện cho Nước ấy mở rộng và được hoàn tất vào ngày tận thế. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2816 nói rằng Nước Thiên Chúa đã đến trong Đức Kitô và sẽ đến trong vinh quang khi Người trao nó lại cho Cha Người. Cầu nguyện “Nước Cha trị đến” là cầu xin cho vương quyền của Thiên Chúa lớn lên qua việc thánh hóa con người và sự cố gắng phục vụ công lý và hòa bình.
4.4. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời
Ý muốn của Cha là tất cả mọi người được cứu độ. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta sống hiệp thông và thực hiện ý muốn của Ngài trên trần gian này. Chúa Giêsu đã đến để chu toàn ý định cứu độ của Cha, và chúng ta cầu xin kết hợp ý muốn của chúng ta vào ý muốn của Con Ngài. Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng thế giới hiện hữu là để cho mọi người, với cùng phẩm giá, và chúng ta có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi người được sống với phẩm giá.
Ý muốn của Cha là tất cả mọi người được cứu độ
4.5. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày
Chúng ta thể hiện sự lệ thuộc vào Thiên Chúa, nhắc nhớ bổn phận làm việc và chia sẻ với tha nhân. Sách Giáo lý Công giáo số 592 và 593 giải thích rằng chúng ta xin Thiên Chúa ban lương thực để sống và nhận biết Ngài là Cha, đồng thời cầu xin Chúa ban Lời Ngài và Mình Thánh Chúa. Đức Thánh cha Phanxicô mời gọi chúng ta hiệp thông với những người kêu lên lời nguyện này trong khổ đau và đói khát Thiên Chúa.
4.6. Tha thứ để được thứ tha
Khi được Thiên Chúa thứ tha, chúng ta được mời gọi tha thứ cho những người làm tổn thương mình. Sách Giáo lý Công giáo số 594 nói rằng chúng ta phải tha thứ trước để lời cầu xin được nhậm lời. Lòng thương xót chỉ có thể đi vào tâm hồn nếu chúng ta tha thứ cho cả kẻ thù của mình. Đức Giêsu là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, và lời cầu này là nền tảng cho sự tha thứ.
4.7. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa bảo vệ và dẫn dắt chúng ta khỏi sự cám dỗ và mọi điều ác. Lời cầu này thể hiện sự khiêm nhường và nhận biết sự yếu đuối của con người, mong được Chúa Thánh Thần thêm sức và giúp đỡ chúng ta sống theo ý muốn của Thiên Chúa.
>>>> XEM NGAY: Tìm hiểu về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
5. Những loại kinh khác
Những loại kinh khác như Kinh Tín Kinh - Kính Mừng - Sáng Danh, cũng không kém phần thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chi tiết các nội dung của từng lời kinh được trình bày dưới đây:
5.1. Kinh Tín Kinh
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh Thông Công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.”
5.2. Kinh Kính Mừng
“Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.”
Kinh Kính Mừng Mẹ Maria đầy ơn phúc
5.3. Kinh Sáng Danh
“Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.”
Qua bài viết có thể thấy, Kinh Lạy Cha không đơn thuần là một lời nguyện mà là một biểu tượng tinh thần của lòng tin và hy vọng vô biên của các tín hữu. Đây còn là khúc hát ca ngợi sự thương xót và tình yêu vô bờ của Chúa Cha. Gratia hy vọng bài viết đã giúp các tín hữu trong việc khám phá sâu sắc hơn về Kinh Lạy Cha và các ý nghĩa của lời kinh tuyệt vời này.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: