Vật phẩm công giáo Gratia

Tìm hiểu về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu

05 tháng 07 2024
MAI VÀNG RỒNG VIỆT

Cuộc khổ nạn của Chúa là hành trình từ khi Người tham gia Bữa tiệc Vượt qua cùng các môn đệ, cho đến khi Người chịu đóng đinh trên thập giá. Người đã đón nhận mọi thứ với lòng khiêm nhường để chu toàn thánh ý Chúa Cha. Cùng Gratia tìm hiểu chi tiết về cuộc khổ nạn của Chúa qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bữa tiệc Vượt Qua

Bữa tiệc Vượt Qua là một trong những ngày quan trọng trong năm của người Do Thái, tưởng nhớ bữa ăn xưa kia Môi sen truyền cho họ giết con chiên, ăn vội vàng và nhanh chóng ra khỏi Ai Cập theo lệnh truyền từ Thiên Chúa. Trong buổi lễ này, những nghi thức quan trọng bao gồm việc giết và ăn thịt chiên, cùng với việc đọc lời chúc tụng trên chén rượu và tấm bánh. 

Bữa tiệc Vượt Qua cũng gắn liền với câu chuyện của Chúa Giêsu trong Tin Mừng, khi Ngài dự định và chuẩn bị bữa ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ. Theo tường thuật của Tin Mừng Macro, 2 ngày trước lễ, dân chúng đã kéo về Giêrusalem rất đông, đây cũng là lúc mà Thượng tế lên kế hoạch bắt và giết Đấng Toàn Năng. Kẻ phản bội là Giuđa, một trong 12 tông đồ thân tín của Người, đã đi tìm Thượng tế để giao nộp. Chúa Giêsu biết mọi chuyện nhưng vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, đón nhận diễn biến sự việc theo thánh ý Thiên Chúa. 

Vào ngày sát tế chiên vượt qua, tức ngày thứ nhất của tuần lễ bánh không men, Người sai hai môn đệ đi chuẩn bị phòng để cùng nhau mừng lễ Vượt Qua. Trong bữa tiệc này, Chúa Giêsu đã tiên báo về việc một trong số các môn đệ sẽ nộp Người, tuy Đấng Tối Cao không đưa ra cái tên cụ thể nhưng Người đã tiên báo vận mệnh bi thảm của kẻ nộp người. 

“Con người ra đi theo những gì đã được báo trước, nhưng khốn cho kẻ nộp con người thà nó đừng sinh ra thì hơn”

cuộc khổ nạn của Chúa

Bữa tiệc Vượt Qua bắt đầu cho cuộc khổ nạn của Chúa 

2. Lập bí tích Thánh Thể

Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, hiện thực hóa qua kinh nguyện và qua việc cử hành phụng vụ trong đời sống các Kitô hữu, phóng chiếu đời sống ấy hướng đến ngày Người phục sinh và trở lại. Đây cũng là quà tặng cao quý mà Chúa để lại cho các môn đệ và Giáo hội. Người đã hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa qua các tiên tri. 

Bánh là biểu tượng của sự sống vật chất, máu là biểu tượng của sự sống tinh thần. Người đọc lời tạ ơn trên chén rượu: “Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho các môn đê và nói: Đây là máu giao ước của Thầy đổ ra vì anh em” Chúa Giêsu đã dùng bánh và rượu để ký kết một giao ước mới, không còn bằng máu bò như trong giao ước cũ, mà bằng chính máu của Ngài, một dấu hiệu của sự hy sinh để cứu rỗi loài người.

Theo lời hằng nhớ của Tin mừng Marco, trong bữa ăn cuối cùng, Chúa Giêsu đã cử hành lễ Thánh Thể, đồng thời mời gọi các môn đệ hãy thường xuyên quy tụ, cử hành lễ tạ ơn để tưởng nhớ cái chết cứu độ của Ngài. Thông qua việc cử hành bí tích này, các môn đệ được nuôi dưỡng bằng lời hằng sống của Chúa và nhớ lại sự cứu rỗi của Người. 

cuộc khổ nạn của Chúa

Bí tích Thánh Thể được coi là món quà tối cao Chúa Giêsu dành cho Giáo hội

>>>> XEM THÊM: Bí tích Thánh Thể là gì? Tổng quan về Bí tích Thánh Thể

3. Câu chuyện bị bắt tại vườn Cây Dầu

Kết thúc bữa tiệc Vượt Qua, Chúa cùng các môn đệ hát kinh và cùng nhau lên núi Cây Dầu. Người nói tiên tri rằng các môn đệ sẽ bỏ chạy nhưng ai cũng thề sẽ không bỏ thầy. Đấng Tối Cao để các môn đệ ở lại, chỉ mang theo ba môn đệ thân tín nhất là Phêrô, Giacobê và Gioan. Người biết Người sẽ chết ở đây, nên muốn họ cùng ở lại và cầu nguyện. 

Bức tranh về sự tích Chúa Giêsu bị bắt ở vườn Cây Dầu thể hiện sự lo âu và bất an của Người trước khi phải đối mặt với sự hiến tế. Người dành thời gian cầu nguyện và khẳng định ý chí tuân thủ thánh ý của Chúa Cha. Khi các tay lính đến bắt Người, Người không chống lại bằng vũ lực mà ôn hòa tiếp đón và thể hiện lòng vâng phục sâu sắc đối với ý của Cha trên con đường khổ nạn. Chính sự hy sinh và lòng trung thành của Chúa Giêsu là minh chứng cho tình yêu và sự quyết tâm không lùi bước trong việc thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

cuộc khổ nạn của Chúa

Người cầu nguyện và khẳng định ý chí tuân thủ theo thánh ý của Chúa Cha

4. Chúa Giêsu bị xét xử tại tòa án

Cuộc khổ nạn của Chúa vẫn tiếp tục tại Thượng Hội Đồng Do Thái và tòa án Philatô. Đám thuộc hạ của thượng tế tìm mọi chứng cứ để kết án Người. 

Tại Thượng Hội Đồng Do Thái, Chúa Giêsu bị buộc tội là xúi giục làm loạn và xác nhận mình là Đấng Kitô. Chúa Giêsu chấp nhận danh xưng và sự tiên tri của mình, làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm. Đám thuộc hạ đánh đập và phỉ nhổ Người. Họ cũng sợ Người vì quyền lực và thái độ của Người đối với đền thờ.

Sau đó, Chúa Giêsu bị đưa ra trước tòa án Philatô với cáo buộc xúi dân làm loạn chống chính quyền Rôma và tuyên bố mình là vua người Do Thái. Dù Philatô không tìm ra lý do để kết án, ông cố gắng phóng thích Người nhưng dân chúng yêu cầu tha cho Baraba thay vì Chúa Giêsu. 

cuộc khổ nạn của Chúa

Chúa bị xét xử trước tòa án Philatô 

Cuối cùng, Chúa Giêsu đã bị điệu đi đến đồi sọ và đóng đinh vào thập giá giữa hai tên gian phi. Trưa ngày thứ Sáu, Người đã chết, phó thác thần khí. Cái chết của Đấng Toàn Năng thể hiện sự hi sinh và lòng trung thành của Người đối với ý của Thiên Chúa và cho thấy sự dối trá và sự áp đặt của quyền lực đối với sự công bình.

cuộc khổ nạn của Chúa

Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá cùng hai tên gian phi 

Cuộc khổ nạn của Chúa là một câu chuyện đầy cảm động và ý nghĩa đối với đạo Thiên Chúa giáo. Trong cuộc sống của Người, Chúa Giêsu đã dành trọn tâm hồn để thể hiện tình yêu và lòng tha thứ,hướng dẫn cho các Kitô hữu về con đường của sự cứu rỗi và sự sống vĩnh cửu. Dù gặp phải nhiều đau khổ và nỗi thương tâm, từ sự phản bội, những đòn đánh, sự tội ác trong cuộc xét xử, cho đến cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu vẫn dành tình yêu và sự tha thứ cho những kẻ đã gây tổn thương cho Người. Cuộc khổ nạn của Người là một minh chứng cho tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Từ những trải nghiệm đó, chúng ta học được cách sống một cuộc đời ý nghĩa hơn, với lòng yêu thương và sẵn lòng tha thứ cho những người đã phạm lỗi với chúng ta. 

Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu là biểu tượng của sự hy sinh và tình yêu không điều kiện của Người đối với loài người, mở ra con đường cứu rỗi cho nhân loại. Hy vọng với những thông tin trên, Gratia giúp ích được cho các tín hữu trong việc tìm hiểu hay khám phá sâu sắc hơn về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Chia sẻ:
Viết bình luận của bạn

Tin liên quan