Nằm giữa khung cảnh yên bình và thơ mộng của vùng quê Nam Định, Đền thánh Kiên Lao là một điểm đến nổi bật mang đậm dấu ấn lịch sử Công giáo. Vậy Đền thánh Kiên Lao ở đâu? Nơi đây có gì mà thu hút nhiều Giáo dân và khách tham quan như vậy? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Gratia để được giải đáp nhé.
1. Địa chỉ của Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao
Đền thánh Kiên Lao thuộc Giáo xứ Kiên Lao, nằm tại xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cách trung tâm TP. Nam Định khoảng 20km về phía Nam và gần cầu Lạc Quần trên Quốc lộ 21, đây là một trong những Giáo xứ lớn nhất và đông Giáo dân nhất tại Nam Định hiện nay. Xứ đạo này có hơn 12.000 Giáo dân, sống tập trung tại các xã Xuân Tiến, Xuân Kiên và thị trấn Xuân Trường thuộc huyện Xuân Trường.
Nhà thờ Kiên Lao Nam Định nổi bật với kiến trúc uy nghiêm, mang đậm nét châu Âu. Với chiều dài nhà thờ lên tới 75m, tháp chuông cao đến 45m, Đền thánh Kiên Lao trở thành là niềm tự hào to lớn của cộng đồng Giáo dân tại Nam Định.
Đền thánh Kiên Lao nằm tại xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Khám phá tượng Đức Mẹ Núi Cúi cao nhất Việt Nam
2. Lịch sử hình thành giáo xứ Đền thánh Kiên Lao
Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao ra đời từ thế kỷ XVI, khi Tin Mừng lần đầu tiên đến Việt Nam. Qua Công đồng Phố Hiến năm 1673, Giáo phận Đàng Ngoài được chia thành 5 xứ đạo và Kiên Lao trở thành một trong những xứ đầu tiên.
Ban đầu, nhà thờ thánh Danh được xây dựng bằng gỗ, nhưng sau nhiều năm, công trình bị xuống cấp. Đến năm 1993, Giáo xứ được tái thiết hoàn toàn với kiến trúc đá đặc sắc, mang phong cách nhà thờ phương Tây. Sau 4 năm thi công, Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đã cắt băng khánh thành và nâng cấp nơi đây thành Đền thánh, dâng kính Gia đình thánh: Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse.
Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao ra đời từ thế kỷ XVI khi Tin Mừng lần đầu tiên đến Việt Nam
>>>> XEM NGAY: Tìm hiểu về đạo Thiên Chúa, lịch sử và những điều cần biết
3. Cách di chuyển đến Nhà thờ Kiên Lao Nam Định nhanh chóng
Để đến Đền thánh Kiên Lao từ trung tâm thành phố Nam Định, du khách đi theo đường Trần Hưng Đạo, qua cầu Đò Quan, rồi tiếp tục trên quốc lộ 21A. Khi đến cầu Lạc Quần, rẽ trái vào đường DT489C. Từ đây, hỏi thăm người dân địa phương là có thể dễ dàng đến Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao.
4. Vẻ đẹp kiến trúc Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao
Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao giữa lòng Nam Định nổi bật với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, mang phong cách cổ điển như những lâu đài phương Tây. Nằm kế bên một dòng sông xanh biếc, Nhà thờ Kiên Lao Nam Định được trang trí bởi những bức tượng đắp nổi tinh xảo, lấy cảm hứng từ nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu.
Thiết kế mái hình vòm rộng cùng tháp chuông cao vút, tất cả tạo nên một không gian thanh bình và khó quên với những ai đặt chân tới. Từng chi tiết trong kiến trúc đều được chăm chút, thể hiện công sức và lòng thành kính của những nghệ nhân trong vùng.
Nhờ vẻ đẹp cổ kính, nơi đây nhanh chóng thu hút nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ và các cặp đôi đến chụp ảnh cưới. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi bước vào tham quan Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao, mọi người nên xin phép trước và chú ý trang phục để thể hiện sự tôn trọng.
Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao nằm kế bên một dòng sông xanh biếc
Sự nguy nga, tráng lệ của Đền thánh Kiên Lao không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và tâm huyết của cộng đồng Công giáo nơi đây. Chính nét đẹp cổ kính và tinh tế này đã làm nên sức hút đặc biệt cho công trình, khiến nơi đây trở thành một trong những nhà thờ đẹp ở Nam Định.
>>>> CÓ THỂ CÁC TÍN HỮU QUAN TÂM: Bí tích Thánh Thể là gì? Tổng quan về Bí tích Thánh Thể
5. Đôi nét về người dân ở Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao
Người dân Kiên Lao nổi tiếng với tài năng thủ công và nỗ lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng một cộng đồng phồn thịnh và đầy sức sống. Dưới đây là những nét đặc sắc về cuộc sống và nghề nghiệp của người dân ở Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao:
-
Truyền thống làng nghề lâu đời: Từ hàng trăm năm trước, người dân Kiên Lao đã nổi danh với các nghề đúc đồng, chế tác đồ gỗ mỹ nghệ và sản xuất đồ cơ khí – những nghề truyền thống được duy trì và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.
-
Phát triển vượt bậc trong cơ khí: Nghề cơ khí tại Kiên Lao không chỉ sản xuất dụng cụ gia dụng như dao, kéo mà còn sáng tạo ra các loại máy móc phức tạp như máy tuốt lúa, máy chế biến thức ăn chăn nuôi và máy nghiền rác thải,...đáp ứng nhu cầu kỹ thuật cao phục vụ nông nghiệp.
-
Cụm công nghiệp làng nghề tiên phong: Với hàng trăm doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, Kiên Lao đã xây dựng cụm công nghiệp làng nghề đầu tiên tại Nam Định, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và lân cận.
-
Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống: Nhờ tinh thần lao động chăm chỉ và sự sáng tạo, hầu hết các gia đình trong xứ đạo Kiên Lao đều có cuộc sống ổn định và khá giả, biến nơi đây thành một xứ đạo sầm uất và phát triển.
Người dân ở giáo xứ Đền thánh Kiên Lao biến nơi đây thành một xứ đạo sầm uất và phát triển
6. Một số lưu ý khi tham quan Đền thánh Kiên Lao
Giáo xứ Đền thánh Kiên Lao được ví như tòa lâu đài cổ tích giữa lòng Nam Định, thu hút đông đảo du khách và các bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh, đặc biệt vào dịp cuối tuần. Để giữ gìn vẻ tôn nghiêm và không gian thanh tịnh, khi đến nhà thờ Kiên Lao Nam Định, du khách nên lưu ý những điều sau:
-
Giữ trật tự, không chạy nhảy, nô đùa trong giờ Thánh lễ.
-
Không xả rác trong khuôn viên để bảo vệ cảnh quan.
-
Nói chuyện nhỏ nhẹ, mặc trang phục lịch sự, phù hợp khi tham quan và dự Thánh lễ.
Trên đây là đôi nét về vẻ đẹp cổ kính của Đền thánh Kiên Lao – một công trình kiến trúc tâm linh độc đáo giữa lòng Nam Định, nơi hòa quyện giữa nghệ thuật và tín ngưỡng. Hy vọng rằng, bài viết trên của Gratia đã giúp bạn có thêm góc nhìn sâu sắc và cảm nhận chân thực về một trong những điểm đến văn hóa tâm linh nổi bật của miền Bắc.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: