Vật phẩm công giáo Gratia

Cha Diệp là ai? Tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp

18 tháng 04 2024
MAI VÀNG RỒNG VIỆT

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là một tượng đài về tình yêu thương và sự hy sinh vì đạo. Vậy Cha Diệp là ai? Vì sao cộng đồng Công giáo Việt Nam lại mộ mến Cha nhiều đến thế. Bài viết dưới đây của Gratia sẽ giúp bạn hiểu hơn về Cha Diệp, tiểu sử, sự hy sinh và nơi chôn giữ hình hài Cha. 

1. Cha Diệp là ai? Tiểu sử về Cha Trương Bửu Diệp 

Cha Trương Bửu Diệp sinh vào ngày 1-1-1897 và được Cha Giuse Sớm rửa tội vào ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, hiện thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha Diệp là kết tinh tình yêu của Micae Trương Văn Đặng (1860-1935) và Lucia Lê Thị Thanh, gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước. 

  • Năm 1904, khi Cha Diệp mới 7 tuổi, mẹ của ngài qua đời. Sau đó, gia đình chuyển lên Battambang (Campuchia), sinh sống bằng nghề thợ mộc. Cha Diệp được nuôi dưỡng bởi kế mẫu là bà Maria Nguyễn Thị Phước, và có thêm một em gái tên là Trương Thị Thìn (1913).

  • Năm 1909, Cha Diệp được gửi vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, thuộc xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. Sau đó, Cha Diệp tiếp tục vào Đại chủng viện Nam Vang, dưới sự quản lý của giáo phận Phnom Penh (Campuchia).

  • Năm 1924, Cha Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, do Đức cha GB. Chabalier chủ tế. Lễ thụ phong và mở tay diễn ra tại nhà của bà Sáu Nhiều, người ruột của cha Diệp, thuộc họ đạo Cồn Phước.

  • Từ năm 1924 đến 1927, Cha Diệp được bổ nhiệm làm cha phó tại họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam tại tỉnh Kandal (Campuchia).

  • Năm 1927 đến 1929, Cha Diệp trở về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng.


Cha Diệp là con của một  gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước

>>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về đạo Thiên Chúa, lịch sử và những điều cần biết

2. Cha Diệp - "Sống giữa đoàn chiên và chết giữa đoàn chiên" 

"Sống giữa đoàn chiên và chết giữa đoàn chiên" là câu nói nổi tiếng của Cha Diệp, tượng trưng cho lòng trung thành và sự cam kết của ngài đối với cộng đồng của mình. 

Tháng 3 năm 1930, cha Diệp nhậm họ đạo Tắc Sậy và tích cực hỗ trợ, giúp đỡ và thành lập nhiều họ đạo khác trong vùng phụ cận. Ông được nhớ đến là một linh mục hiền lành, mạnh mẽ trong giảng dạy và lòng từ bi với người nghèo. Dù bối cảnh xã hội bất ổn vì chiến tranh, ông quyết định ở lại và không rời xa đoàn chiên. Mặc dù Cha Bề trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký khuyên ngài lánh mặt hay người Pháp 3 lần đem xe tới rước, nhưng Cha Diệp vẫn từ chối và nói: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”


Tượng Cha Trương Bửu Diệp 

3. Cha Trương Bửu Diệp chết như thế nào? 

Vào ngày 12-03-1946, Cha Trương Bửu Diệp bị bắt cùng với hơn 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy. Họ bị nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự và dự định sẽ bị giết. Cha Diệp xin tha cho các con chiên của mình, sau đó thì ngài bị mang đi thiêu. 

Đêm hôm đó, ngài về báo mộng cho các vị chức sắc trong họ đạo biết nơi ném xác của mình. Thân xác ngài được tìm thấy trong cái ao sau nhà ông giáo Sự, bị chặt đầu và có vết chém ngang cổ. Ngài bị lột sạch hết quần áo, thân xác trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá, nét mặt ngài vẫn bình thản và hay tay chắp trước ngực như đang cầu nguyện. Cha Diệp được các vị chức sắc chôn cất trong căn phòng bí mật của nhà thờ Khúc Tréo. Như vậy, ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 03 năm 1946.


Cha Diệp sẵn sàng chết để đánh đổi mạng sống với các con chiên của mình 

4. Cha Diệp - Vẻ đẹp về tình yêu thương và lòng thương xót 

Cha Diệp được các tín hữu trìu mến coi là biểu tượng của tình yêu thương và lòng thương xót. Tình yêu này được thể hiện qua hai mặt: Sự phục vụ và sự hy sinh. 

Cha Diệp phục vụ một cách từ tốn, đáp ứng nhu cầu và chia sẻ nỗi khổ của đồng bào. Sự hy sinh của ngài được thể hiện qua việc chịu gian khổ cùng với dân và sẵn sàng đánh đổi mạng sống mình để cứu dân. Chính hành động phục vụ và hy sinh của Cha Diệp khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của Chúa Giêsu, người xuống thế để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa và làm chứng bằng cách phục vụ và hy sinh mạng sống. Cha Diệp không chỉ làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa bằng lời nói mà còn thông qua hành động sống động, khiến mọi người cảm nhận được sự thực của tình yêu và hy vọng đẹp trong những thử thách của cuộc sống.


Cha Diệp phục vụ và hy sinh một cách từ tốn, khiêm nhường

5. Mộ Cha Diệp ở đâu?

Ngôi mộ của Cha Trương Bửu Diệp nằm ở phía sau Nhà thờ Tắc Sậy, được trùng tu thành một ngôi nhà mộ nho nhỏ lợp tôn vào năm 1989. Ngày càng nhiều người tín hữu từ trong và ngoài nước đến thăm viếng, cầu nguyện và tin tưởng vào sự linh ứng của Cha Diệp. Do đó, Đức Giám mục Cần Thơ đã thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy vào ngày 21-01-1997 để các tín hữu đến nhận những ơn lành từ Cha Diệp. 

Đến đầu năm 2010, hài cốt của Cha Diệp được di chuyển vào một ngôi mộ khang trang và mới hơn. Mỗi ngày, có rất nhiều tín hữu từ khắp nơi đến thăm viếng, cầu nguyện và tham dự các lễ lớn tổ chức tại đây, nhất là ngày giỗ của Cha Diệp. Hội Trương Bửu Diệp Foundation cũng được thành lập tại thành phố Garden Grove, California vào ngày 31 tháng 3 năm 2012, với mục đích vinh danh Cha Diệp và thu thập Thỉnh Nguyện Thư và ơn lành.

Hiện nay, nhiều tín hữu tìm mua tượng cha Diệp đặt trong nhà để bày tỏ lòng mến mộ đến Cha Trương Bửu Diệp. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn mua tượng tại các cơ sở sản xuất đồ thờ cúng hoặc địa chỉ sản xuất tượng Công giáo uy tín để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của tượng Cha Diệp nhé! 


Mộ Cha Diệp nằm phía sau nhà thờ Tắc Sậy 

Qua bài viết, Gratia đã cùng Quý tín hữu trả lời cho câu hỏi Cha Diệp là ai, đồng thời tìm hiểu chi tiết tiểu sử và vẻ đẹp tình yêu thương nơi Cha Diệp. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Gratia để được giải đáp. 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Chia sẻ:
Viết bình luận của bạn

Tin liên quan