Mùa Chay là thời gian quan trọng trong năm phụng vụ Kitô giáo.Vậy Mùa Chay 2025 là ngày nào? Cùng tìm hiểu thời gian bắt đầu và kết thúc Mùa Chay cũng như Sứ điệp Mùa Chay năm nay qua bài viết dưới đây của Gratia.
1. Mùa Chay 2025 bắt đầu và kết thúc khi nào?
Mùa Chay 2025 sẽ bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro, ngày 5/3/2025, và kết thúc trước Thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/4/2025. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, (không tính các ngày Chúa Nhật), để các tín hữu chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Phục Sinh thông qua việc sám hối, cầu nguyện và thực hành bác ái.
Thứ Tư Lễ Tro là ngày khởi đầu cho Mùa Chay, một thời gian đặc biệt trong năm phụng vụ để các Giáo dân suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Kitô và dọn lòng đón nhận ơn cứu độ. Vào ngày này, các tín hữu được xức tro trên trán như một dấu chỉ của sự hoán cải, với lời nhắc nhở: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro” (St 3,19).
Mùa Chay 2025 sẽ bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro
Linh mục Gioan Baotixita Phương Đình Toại - dòng Camillo cho biết, Thứ Tư Lễ Tro trong tiếng Latinh gọi là Feria quarta cinerum. Nguồn gốc của ngày lễ này bắt đầu từ thời Đức Giáo hoàng Grê-gô-ri-ô Cả, khi Giáo hội Tây Phương cử hành nghi thức xức tro để khai mở Mùa Chay. Đây là cơ hội để các tín hữu bước vào hành trình thiêng liêng, dọn lòng sẵn sàng để đón nhận ánh sáng Phục Sinh.
Mùa Chay 2025 không chỉ là thời gian ăn năn, mà còn là dịp để mỗi người đổi mới đời sống thiêng liêng, gia tăng lòng mến Chúa và yêu người qua các hành động cụ thể như chay tịnh, cầu nguyện và làm việc bác ái. Những hy sinh trong Mùa Chay không đơn thuần là từ bỏ thói quen xấu hay kiêng khem thực phẩm, mà quan trọng hơn cả là sự biến đổi nội tâm, hướng lòng về Thiên Chúa và tha nhân.
2. Sứ điệp Mùa Chay 2025 của ĐTC Phanxicô
Vào ngày 25/02/2025, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Sứ điệp Mùa Chay 2025, nhằm chuẩn bị tâm hồn các Giáo dân sống tinh thần Mùa Chay, khởi đầu vào Thứ Tư Lễ Tro ngày 05/03.
Sứ điệp Mùa Chay 2025 có chủ đề “Hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng”, trong đó ĐTC Phanxicô nhấn mạnh vào ba khía cạnh chính: Hành trình cùng tha nhân, sống tinh thần hiệp hành và củng cố niềm hy vọng.
Sứ điệp Mùa Chay 2025 của ĐTC Phanxicô
-
Hành trình cùng tha nhân
Hành trình cùng tha nhân không chỉ là những hành động bác ái, mà là sự đồng hành đích thực, nâng đỡ và chia sẻ gánh nặng với tình yêu thương. Mùa Chay là thời gian để các giáo dân đặt lại câu hỏi: "Tôi có thực sự đang bước đi hay bị tê liệt bởi sợ hãi và tuyệt vọng?" (Sứ điệp Mùa Chay 2025).
-
Sống tinh thần hiệp hành
Sống tinh thần hiệp hành không chỉ là hành trình cá nhân, mà là một hành trình cộng đoàn, nơi mà mọi người cùng lắng nghe và nâng đỡ nhau trong đức tin. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở: "Liệu chúng ta có tỏ ra ân cần chào đón, bằng những cử chỉ cụ thể, cả những người ở gần lẫn những người ở xa hay không?" (Sứ điệp Mùa Chay 2025).
-
Củng cố niềm hy vọng
Niềm hy vọng Kitô giáo không chỉ hướng về tương lai mà còn giúp ta sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Khi đặt niềm tin nơi Thiên Chúa, các tín hữu có thể đối diện khó khăn với lòng cậy trông và niềm vui sống động. Đức Thánh Cha nhắc nhở: "Tôi có khao khát ơn cứu độ không? Tôi có tin rằng Thiên Chúa tha tội cho tôi không?" (Sứ điệp Mùa Chay 2025).
3. Ý nghĩa của Mùa Chay 2025
Mùa Chay là thời gian sám hối và cầu nguyện đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Đây là dịp để mỗi tín hữu can đảm nhìn lại đời sống đức tin, nhận ra những lỗi lầm và dọn mình lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, hoặc làm mới lại cam kết sống theo tinh thần của bí tích này.
Trong suốt Mùa Chay, các tín hữu được mời gọi thực hành ăn chay, hãm mình, làm việc bác ái và gia tăng đời sống cầu nguyện. Những việc làm này không chỉ giúp mỗi người hoán cải bản thân mà còn củng cố mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Qua sự hy sinh và lòng bác ái, các tín hữu học cách từ bỏ bản thân, sống yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh.
Mùa Chay cũng là thời gian chuẩn bị đặc biệt dành cho anh chị em dự tòng trước khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Phụng vụ trong mùa này giúp họ từng bước tiến vào đời sống Kitô hữu, trong khi các tín hữu khác cũng được mời gọi làm mới lại đức tin qua việc tưởng niệm Bí tích Thánh Tẩy và thực hành sám hối. Cả cộng đoàn cùng hướng về lễ Phục Sinh với tâm hồn đổi mới, tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa.
>>>> CHI TIẾT: Ý nghĩa Mùa Chay trong tín ngưỡng Công giáo
Mùa Chay 2025 là thời gian để các tín hữu xám hối và cầu nguyện
4. Mùa Chay 2025 và các câu hỏi thường gặp
Để có một Mùa Chay 2025 trọn vẹn, Gratia đã giải đáp đầy đủ các câu hỏi thường gặp của các tín hữu.
4.1. Nên làm gì trong Mùa Chay?
Trong Mùa Chay 2025, các Giáo dân cần thực hiện 4 công việc sau: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm việc bác ái.
4.2. Mùa Chay 2025 cần giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào?
Người Công giáo cần giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày: Thứ Tư Lễ Tro (5/3/2025) và Thứ Sáu Tuần Thánh (17/4/2025) (Nguồn TGP Sài Gòn và lịch giữ chay Công giáo). Đây là quy định của Hội Thánh nhằm thể hiện tinh thần sám hối, đền tội và chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Phục Sinh.
4.3. Biểu tượng của Mùa Chay 2025 là gì?
Tro là biểu tượng quan trọng của Mùa Chay, thể hiện tinh thần sám hối, hoán cải và sự đổi mới tâm hồn. Việc xức tro trên đầu nhắc nhở tín hữu về thân phận con người mong manh và lời mời gọi trở về với Thiên Chúa: "Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro".
Nghi thức xức tro trong phụng vụ mang ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu hành trình hoán cải. Đây không chỉ là dấu chỉ bên ngoài, mà còn là lời mời gọi mỗi tín hữu ăn năn, canh tân đời sống và đặt niềm tin vào Tin Mừng: "Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng"
4.4. Tại sao phải giữ chay trong 40 ngày?
Con số 40 xuất hiện nhiều lần trong Kinh Thánh, gắn liền với những giai đoạn thử thách và thanh luyện. Trận Đại Hồng Thủy kéo dài 40 ngày đêm. Ông Mô-sê ở trên núi Xi-nai 40 ngày đêm để đón nhận Luật Chúa Dân Israel lang thang trong sa mạc 40 năm trước khi vào Đất Hứa
Trước khi khởi đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu cũng ăn chay 40 ngày đêm trong hoang mạc để chuẩn bị cho hành trình cứu độ nhân loại. Noi gương Thầy Chí Thánh, Giáo Hội Công Giáo duy trì truyền thống giữ chay trong 40 ngày Mùa Chay để giúp các tín hữu thanh luyện tâm hồn, chuẩn bị mừng Lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
Sâu xa hơn, tinh thần chay tịnh còn gắn liền với lời mời gọi sám hối của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Đây không chỉ là một thực hành bề ngoài mà còn là cơ hội để mỗi tín hữu trở về với Chúa qua việc cầu nguyện, sám hối và đổi mới đời sống.
Như vậy, Mùa Chay 2025 bắt đầu từ ngày 5/3 và kết thúc vào ngày 17/4. Đây là thời gian quan trọng để các tín hữu sửa đổi đời sống, sâu sát với Chúa và thực hành đức tin cách trung thành. Hãy cùng Gratia dành Mùa Chay này để làm mới tâm hồn, hướng về đời sống thánh thiện hơn!
>>>> XEM THÊM:
- Giáng sinh vào ngày nào? Noel 2025 vào thứ mấy?
- Sự tích Chúa Giêsu? Tiểu sử cuộc đời của Chúa Giêsu